Luật An Trí Việt

CHUYỂN QUYỀN SỬ DỤNG NHÃN HIỆU

– Chuyển giao nhãn hiệu bao gồm chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu. - Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình. -  Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu)

I. Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

– Chuyển giao nhãn hiệu bao gồm chuyển nhượng nhãn hiệu và chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu.

– Chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu là việc chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng nhãn hiệu thuộc phạm vi quyền sử dụng của mình.

–  Việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu phải được thực hiện dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng sử dụng nhãn hiệu)

1. Các dạng hợp đồng sử dụng nhãn hiệu (Điều 143 Luật SHTT)

Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu gồm các dạng sau đây:

1. Hợp đồng độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao, bên được chuyển quyền được độc quyền sử dụng nhãn hiệu, bên chuyển quyền không được ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu với bất kỳ bên thứ ba nào và chỉ được sử dụng nhãn hiệu đó nếu được phép của bên được chuyển quyền;

2. Hợp đồng không độc quyền là hợp đồng mà theo đó trong phạm vi và thời hạn chuyển giao quyền sử dụng, bên chuyển quyền vẫn có quyền sử dụng nhãn hiệu, quyền ký kết hợp đồng sử dụng nhãn hiệu không độc quyền với người khác;

3. Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu thứ cấp là hợp đồng mà theo đó bên chuyển quyền là người được chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu đó theo một hợp đồng khác.

2. Hạn chế việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (Điều 142 Luật SHTT)

1. Quyền sử dụng nhãn hiệu tập thể không được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của chủ sở hữu nhãn hiệu tập thể đó.

2. Bên được chuyển quyền không được ký kết hợp đồng thứ cấp với bên thứ ba, trừ trường hợp được bên chuyển quyền cho phép. 3. Bên được chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu có nghĩa vụ ghi chỉ dẫn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá về việc hàng hoá đó được sản xuất theo hợp đồng sử dụng nhãn hiệu.


II. Đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu (hợp đồng lixăng nhãn hiệu)

Hợp đồng sử dụng nhãn hiệu có hiệu lực theo thoả thuận giữa các bên, nhưng chỉ có giá trị pháp lý đối với bên thứ ba khi đã được đăng ký tại cơ quan quản lý nhà nước về quyền nhãn hiệu.

1. Hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệuphải gồm các tài liệu sau đây:

a) 02 bản Tờ khai đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, làm theo mẫu 02-HĐSD quy định tại Phụ lục D của Thông tư 01/2007;

b) 02 bản hợp đồng (bản gốc hoặc bản sao kèm theo bản gốc để đối chiếu, trừ trường hợp bản sao đã được chứng thực theo quy định); nếu hợp đồng làm bằng ngôn ngữ khác tiếng Việt thì phải kèm theo bản dịch hợp đồng ra tiếng Việt; nếu hợp đồng có nhiều trang thì từng trang phải có chữ ký xác nhận của các bên hoặc đóng dấu giáp lai;

c) Văn bản đồng ý của các đồng chủ sở hữu về việc chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu, nếu quyền nhãn hiệu tương ứng thuộc sở hữu chung;

d) Giấy ủy quyền (nếu nộp hồ sơ thông qua đại diện);

e) Chứng từ nộp lệ phí.

2. Thủ tục đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng nhãn hiệu

– Thời hạn thẩm định: 02 tháng kể từ ngày nộp đơn

– Kết quả thực hiện: Ra Quyết định về việc đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng SHCN, cấp GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN và công bố trên Công báo SHCN hoặc Quyết định về việc từ chối đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN. Trả GCN đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN cho Người nộp đơn.

– Phí, lệ phí:

+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng đối tượng SHCN: 120.000 đồng/đơn

+ Phí thẩm định hồ sơ đăng ký hợp đồng chuyển quyền sử dụng: 230.000 đồng/VBBH

+ Phí công bố Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/đơn + Phí đăng bạ Quyết định ghi nhận chuyển quyền sử dụng: 120.000 đồng/VBBH


Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH An Trí Việt:

1) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.

2) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH An Trí Việt qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0968.589.845

E-mail *: antrivietlaw@gmail.com. Hotline (: 0913.169.599 hoặc 0968.589.845)

Các dịch vụ chính

Bài viết liên quan