Luật An Trí Việt

SỰ KHÁC BIỆT GIỮA THÀNH LẬP CÔNG TY VÀ HỘ KINH DOANH CÁ THỂ

So sánh công ty và hộ kinh doanh, khác biệt giữa công ty và hộ kinh doanh.

Tổ chức kinh tế là tổ chức được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam nhằm thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh. Trong đó, tổ chức kinh tế bao gồm doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và tổ chức khác.

Tuy nhiên, công ty với hộ kinh doanh lại hoàn toàn khác nhau về tư cách pháp nhân hoạt động. Để giúp quý độc giả có cái nhìn rõ ràng hơn về 02 loại hình tổ chức kinh tế nêu trên từ đó có định hướng được loại hình kinh doanh phù hợp.

1. Công ty

công ty

Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.

Công ty chỉ là một tập hợp con của Doanh nghiệp, với các đặc điểm cơ bản như:

– Là một pháp nhân;

– Tách biệt và là chủ thể pháp lý độc lập với chủ sở hữu;

– Được chuyển nhượng cổ phần hoặc phần vốn góp;

– Mô hình quản lý tập trung và thống nhất.

Như vậy, trong 5 loại hình doanh nghiệp, chỉ có công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh và công ty cổ phần được gọi là công ty.

2. Hộ kinh doanh cá thể

Hộ kinh doanh cá thể là loại hình kinh tế đơn giản trong các loại hình kinh tế bởi hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân, không được phép phát hành chứng khoán…

Hộ kinh doanh do một cá nhân hoặc một nhóm người gồm các cá nhân là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng dưới mười lao động và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh.

3. So sánh Công ty và Hộ kinh doanh cá thể

Tiêu chí

Công ty

Hộ kinh doanh cá thể

Giống nhau

Công ty và hộ kinh doanh cá thể đều là những loại hình tổ chức kinh tế được thành lập theo những trình tự, thủ tục nhất định theo quy định của pháp luật và đều hoạt động nhằm sinh ra lời ích cho chủ sở hữu và những thành viên trong tổ chức đó.

Khác nhau

Quy mô kinh doanh

Không bị giới hạn về quy mô, vốn, địa điểm kinh doanh, công ty được phép xuất khẩu, nhập khẩu.

Có quy mô nhỏ, việc kinh doanh buôn bán phải lựa chọn một địa điểm cố định để đăng ký kinh doanh, có thể là nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, nơi tạm trú hoặc địa điểm thường xuyên kinh doanh nhất. Nếu buôn bán lưu động, kinh doanh ngoài địa điểm kinh doanh phải thông báo cho cơ quan thuế, quản lý kinh doanh… vì vậy địa điểm kinh doanh, hộ kinh doanh có nhiều hạn chế.

Số lượng lao động

Không giới hạn.

Giới hạn nhân công không quá 10 người.

Điều kiện kinh doanh

Phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp và có con dấu.

Chỉ trong một số trường hợp nhất định, đăng ký kinh doanh ở cơ quan cấp huyện và không có con dấu.

Chế độ trách nhiệm

Chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn góp vào công ty.

Chịu trách nhiệm vô hạn bằng toàn bộ tài sản của hộ kinh doanh.

Ưu điểm

– Thuận lợi trong việc quyết định các vấn đề của công ty, về địa điểm kinh doanh và quy mô công ty rộng hơn so với hộ kinh doanh;

– Công ty có tư cách pháp nhân, có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, hoạt động quy mô lớn nên dễ thu hút sự đầu tư của các đối tác;

– Các thành viên góp vốn vào công ty thì phải chịu trách nhiệm hữu hạn đối với các khoản nợ của công ty trong số vốn góp vào công ty nên sẽ giảm thiểu rủi ro;

– Số lượng nhân sự của công ty được quy định nhiều hơn hộ kinh doanh;

– Cơ hội phát triển thị trường của công ty sẽ cao hơn rất nhiều do công ty có thể thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh ở những nơi khác địa chỉ trụ sở chính của công ty để quảng bá dịch vụ, giới thiệu sản phẩm được rộng rãi;

– Các chủ thể có thể thành lập công ty mở rộng hơn so với hộ kinh doanh bao gồm cá nhân, tổ chức;

– Khả năng huy động vốn của các loại hình công ty cao hơn nhiều so với hộ kinh doanh bởi vì tùy từng loại hình công ty có thể phát hành trái phiếu, cổ phiếu, tăng thành viên góp vốn và khả năng đi vay các tổ chức tín dụng cũng cao hơn so với hộ kinh doanh.

– Tránh được các thủ tục rườm rà;

– Không phải khai thuế hằng tháng;

– Chế độ chứng từ sổ sách kế toán đơn giản;

– Quy mô gọn lẹ;

– Phù hợp với cá nhân kinh doanh nhỏ lẻ;

– Được áp dụng chế độ thuế khoán.

Nhược điểm

– Do công ty có cơ cấu tổ chức chặt chẽ, được pháp luật xác định rõ các quyền và nghĩa vụ của công ty nên chế độ thuế, kế toán, kiểm toán cũng chặt chẽ hơn. Các loại thuế mà công ty phải đóng cũng nhiều hơn so với hộ kinh doanh.

– Đối với một số loại hình công ty có số lượng thành viên góp vốn nhiều dẫn đến tình hình kiểm soát các thành viên khó khăn, có thể có một số nhóm thành viên đối lập nhau và lợi ích.

– Không được bảo vệ thương hiệu;

– Không được sử dụng hóa đơn khấu trừ nên không được hoàn thuế, không xuất được hóa đơn VAT;

– Chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm mà không được mở các đơn vị phụ thuộc;

– Sử dụng không quá 10 lao động, không có con dấu;

– Không có tư cách pháp nhân;

– Chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của chủ hộ kinh doanh cá thể đối với hoạt động kinh doanh;

– Tính chất hoạt động kinh doanh manh mún;

– Ít tạo được lòng tin cho khách hàng trong những lần đầu hợp tác.

Như vậy, mỗi loại hình kinh tế đều có những điểm mạnh và hạn chế khác nhau. Tùy vào những nhu cầu thực tế để lựa chọn loại hình kinh doanh phù hợp nhất.

Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý Khách hàng vui lòng liên hệ với chuyên viên, luật sư của Công ty Luật TNHH An Trí Việt qua Tổng đài tư vấn pháp luật: 0913169599, E-mail: antrivietlaw@gmail.com. Địa chỉ: Số 10BT2 khu nhà ở Trung Văn, phường Trung Văn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.

5/5

Các dịch vụ chính

Bài viết liên quan