Mục lục
1. Công ty Cổ phần là gì?
Theo Khoản 1 Điều 111 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty cổ phần là loại hình doanh nghiệp, trong đó:
– Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần;
– Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là 03 và không hạn chế số lượng tối đa;
– Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp;
– Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác, trừ trường hợp chuyển nhượng cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông trong thời hạn 3 năm đầu;
– Có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.
– Công ty cổ phần có quyền phát hành cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty.
2. Cơ cấu tổ chức của Công ty Cổ phần
Hiện nay, công ty cổ phần là một trong những loại hình doanh nghiệp phổ biến nhất bởi tính linh hoạt và những ưu điểm vượt trội so với các loại hình doanh nghiệp khác. Với yêu cầu tối thiểu phải có 03 cổ đông sáng lập trở lên và không giới hạn tối đa số cổ đông tham gia góp vốn cùng với quyền được cổ phần, trái phiếu và các loại chứng khoán khác của công ty để huy động vốn, công ty cổ phần đòi hỏi việc tổ chức và quản lý công ty phải có tính hệ thống, cụ thể và chặt chẽ hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020 quy định cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần như sau:
– Mô hình 1: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và có cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải có Ban kiểm soát (theo quy đinh tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Trường hợp Công ty tổ chức theo mô hình 1 (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc) thì việc thành lập Ban kiểm soát chỉ bắt buộc trong trường hợp công ty cổ phần có trên 11 cổ đông và các cổ đông là tổ chức sở hữu trên 50% tổng số cổ phần của công ty.
– Mô hình 2: Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc. Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban kiểm toán quy định tại Điều lệ công ty hoặc quy chế hoạt động của Ủy ban kiểm toán do Hội đồng quản trị ban hành (theo quy đinh tại điểm a khoản 1 Điều 137 Luật Doanh nghiệp năm 2020).
Trường hợp Công ty tổ chức theo mô hình 2 (Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc) thì không có Ban kiểm soát nhưng phải đảm bảo có ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viên độc lập và có Ủy ban kiểm toán trực thuộc Hội đồng quản trị.
3. Điểm mới về Công ty Cổ phần của Luật Doanh nghiệp 2020 so với Luật Doanh nghiệp 2014
Điều 134 Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra hai lựa chọn về cơ cấu quản trị của một doanh nghiệp. Theo đó, các công ty cổ phần có thể lựa chọn: giữ nguyên mô hình ban kiểm soát hiện có; hoặc thành lập một ban kiểm toán nội bộ trực thuộc hội đồng quản trị (HĐQT) với yêu cầu tối thiểu có 20% thành viên độc lập trong Hội đồng quản trị. Như vậy, Luật Doanh nghiệp 2014 đưa ra thuật ngữ “ban kiểm toán nội bộ” để ám chỉ Ủy ban kiểm toán theo mô hình quản trị tiên tiến, nhưng thuật ngữ này dễ bị hiểu nhầm thành bộ phận kiểm toán nội bộ (có chức năng thực hiện các công việc kiểm toán nội bộ theo các chuẩn mực về kiểm toán nội bộ).
Xuất phát từ lý do trên, Luật Doanh nghiệp năm 2020 đã sửa đổi thuật ngữ “Ban kiểm toán” thành “Ủy ban kiểm toán” tại mô hình tổ chức quản lý công ty cổ phần thứ 2 (Đại hội đổng cổ đông, Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng Giám đốc). Việc thay đổi này là cần thiết giúp tránh được sự nhầm lẫn giữa bộ phận này với bộ phận kiểm toán độc lập của công ty.
Bên cạnh đó, tại Điều 161 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định chi tiết về cơ cấu, chức năng, quyền và nghĩa vụ của Ủy ban kiểm toán. Theo đó, Ủy ban kiểm toán có vai trò hỗ trợ Hội đồng quản trị trong các hoạt động giám sát liên quan đến báo cáo tài chính, hệ thống quản lý rủi ro, kiểm soát nội bộ và kiểm toán độc lập; từ đó giúp các doanh nghiệp nâng cao khả năng hoàn thành các mục tiêu kinh doanh đã đề ra. Trong một số trường hợp, Ủy ban kiểm toán có thể được yêu cầu giám sát các chương trình tuân thủ và đạo đức của doanh nghiệp. Vì vậy Ủy ban kiểm toán cần hiểu được các rủi ro tuân thủ và đạo đức trong doanh nghiệp và mức độ ảnh hưởng của các rủi ro này tới hoạt động của doanh nghiệp.
5/5
Share on facebook
Share on twitter
Share on linkedin
0
Doanh Nghiệp
MÔ HÌNH TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN
Posted on
0
Đất đai
XỬ LÝ THẾ NÀO TRONG TRƯỜNG HỢP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT CẤP SAI VỊ TRÍ?
Posted on
0
Doanh Nghiệp
SO SÁNH CÁC LOẠI HÌNH DOANH NGHIỆP THEO LUẬT DOANH NGHIỆP 2020
Posted on
0
Giải quyết tranh chấp
TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP LIÊN QUAN ĐẾN ĐẤT ĐAI Ngày 06/12/2022
Posted on
0
Doanh Nghiệp
Chung cư có được làm trụ sở kinh doanh không?
Posted on
0
Giải quyết tranh chấp
TÌNH HUỐNG TRANH CHẤP THỪA KẾ VỀ ĐẤT ĐAI NGÀY 02/12/2022
Posted on
Previous
Next