Luật An Trí Việt

Luật sư tư vấn thu hồi nợ

Luật sư tư vấn thu hồi nợ đối với cá nhân hoặc các doanh nghiệp hiện nay khá phổ biến, được nhiều người biết đến và sử dụng dịch vụ. Hầu hết, các tranh chấp Công nợ/Hợp đồng khi tìm đến Luật sư tư vấn thường là các công nợ khó đòi, khi các bên không thể đàm phán, thỏa thuận được.

Luật An Trí Việt với đội ngũ Luật sư chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm trong việc giải quyết các vụ việc tranh chấp thu hồi công nợ, trực tiếp tư vấn, tham gia các vụ việc ở nhiều tỉnh thành khác nhau.

1. Luật sư tư vấn thu hồi nợ cơ bản trong các trường hợp:

  • Doanh nghiệp đòi nợ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp đòi nợ cá nhân.
  • Cá nhân đòi nợ cá nhân.
  • Cá nhân đòi nợ doanh nghiệp.
  • Doanh nghiệp, cá nhân đòi nợ tổ chức.
  • Các trường hợp phát sinh khác đối với từng vụ việc cụ thể.

2. Phân loại các khoản nợ:

  • Nợ phát sinh từ khoản vay, mượn tài sản nhưng không thanh toán.
  • Nợ phát sinh từ việc vi phạm hợp đồng (Các loại hợp đồng khác nhau).
  • Nợ phát sinh từ trách nhiệm ngoài hợp đồng.
  • Các khoản nợ phát sinh khác.

3. Quy trình Luật sư tư vấn thu hồi nợ:

Sau khi tiếp nhận, nghiên cứu hồ sơ, thông tin từ khách hàng, quy trình giải quyết vụ việc trải qua 02 giai đoạn:

  • Giai đoạn 01: Tư vấn sơ bộ và Đại diện ngoài tố tụng để thu hồi nợ.
  • Giai đoạn 02: Tham gia tố tụng (Nếu sau khi kết thúc Giai đoạn 01 không có kết quả, không thu hồi được nợ).

Cụ thể:

Giai đoạn 1: Tư vấn sơ bộ và Đại diện ngoài tố tụng để thu hồi nợ

Giai đoạn này, Luật sư tư vấn các vấn đề pháp lý liên quan đến vụ việc và đại diện khách hàng để giải quyết các công việc liên quan đến vụ việc mà Luật sư đã nhận.

Một số công việc của Luật sư:

  • Xác minh hồ sơ, bao gồm:
  • Xác minh tính hợp pháp của hồ sơ thu hồi nợ: xem xét hồ sơ, chứng từ có đủ cơ sở pháp lý không.
  • Xác minh bên nợ có còn tồn tại trên thực tế hay không.
  • Xác minh khả năng thanh toán của bên nợ.
  • Xác minh hành vi của Bên nợ để lên phương án thu hồi nợ.
  • Đại diện tiến hành các thủ tục thương lượng, hòa giải, đàm phán để giải quyết tranh chấp nội bộ giữa các bên liên quan đến vụ việc thu hồi nợ. Các phương pháp để tiến hành thương lượng, đàm phán:
  • Đàm phán, phương lượng trên phương pháp tình cảm.
  • Đàm phán, thương lượng trên phương pháp có tác động của bên thứ ba.
  • Đàm phán, thương lượng có gây sức ép.
  • Đại diện thực hiện các thủ tục pháp lý tại cơ quan nhà nước (nếu có);
  • Thực hiện hiện các hoạt động khác theo yêu cầu của khách hàng.

Giai đoạn 02: Tham gia tố tụng

Giai đoạn 02 được thực hiện sau khi tiến hành các công việc tại Giai đoạn 1 mà Bên nợ không có bất cứ phản hồi hay vẫn cố tình không tiến hành thanh toán. Tùy thuộc loại vụ việc để lựa chọn một trong hai phương án:

1. Khởi kiện vụ án dân sự thu hồi nợ:

Đây là biện pháp được sử dụng khi nỗ lực đàm phán, thương lượng, hòa giải không thành và không có dấu hiệu của tội phạm. Luật sư sẽ tư vấn và Tham gia tố tụng tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền để giải quyết vụ việc thu hồi công nợ của khách hàng.

Luật sư tham gia tố tụng với tư cách Đại diện theo ủy quyền hoặc Người bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của khách hàng.

2. Tố cáo (Giải quyết theo hướng hình sự hóa vụ việc khi có dấu hiệu của tội phạm):

Đây là phương pháp vô cùng hiệu quả nhưng cũng là con dao hai lưỡi đối với người sử dụng phương pháp này. Nếu việc tố cáo là chính xác, Bên nợ ngoài việc phải thanh toán khoản nợ còn phải chịu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu không hiểu rõ quy định pháp luật, vụ việc không có dấu hiệu của tội phạm thì người tố cáo sẽ bị tố cáo lại vì hành vi vu khống hoặc bôi nhọ, xúc phạm, gây ảnh hưởng xấu đến uy tín, danh dự của Bên nợ.

Vì vậy, để có thể giải quyết vụ việc thu hồi nợ một cách hiệu quả, mang lại sự hài lòng cho khách hàng, Luật sư phải đánh giá, nghiên cứu hồ sơ và cân nhắc phương án giải quyết phù hợp nhất.

Các dịch vụ chính

Bài viết liên quan