Luật An Trí Việt

Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại

Khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm và ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự để bắt đầu các hoạt động điều tra nhằm giải quyết vụ án hình sự. Trên thực tế, có nhiều hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải tất cả đều bị khởi tố. Trong một số trường hợp, việc khởi tố vụ án hình sự phụ thuộc vào yêu cầu của bị hại (hoặc người đại diện của bị hại).

Thế nào là khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại?

Trên thực tế, việc khởi tố vụ án hình sự có thể gây thêm những tổn thương cho người bị hại. Ví dụ như tội hiếp dâm, bị hại không muốn mất danh dự, muốn giấu kín bí mật đời tư. Chính vì thế, quy định các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại để bảo đảm quyền, lợi ích của họ.
Phải hiểu rằng yêu cầu của bị hại trong các trường hợp này là điều kiện để khởi tố vụ án chứ không phải căn cứ để khởi tố vụ án. Chỉ những trường hợp luật quy định mới áp dụng điều này. Còn các trường hợp khác, việc khởi tố vụ án hình sự khi có căn cứ khởi tố vụ án hình sự.

Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại

Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, bao gồm:

  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
  • Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
  • Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
  • Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính ;
  • Tội hiếp dâm;
  • Tội cưỡng dâm;
  • Tội làm nhục người khác;
  • Tội vu khống;
  • Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp.

Tuy nhiên, việc khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại đối với các trường hợp nêu trên chỉ áp dụng đối với các tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi vi phạm không lớn.

Ai có quyền yêu cầu khởi tố?

Đối với các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại nêu trên, những người sau đây có quyền yêu cầu khởi tố:

– Người bị hại;
– Người đại diện của bị hại, trong trường hợp bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Người đại diện được xác định theo thứ tự sau:

  • Cha, mẹ đẻ; cha, mẹ nuôi
  • Người giám hộ (giám hộ đương nhiên hoặc do UBND xã/phương nơi bị hại cư trú cử hoặc do Tòa án chỉ định)
  • Người được Tòa án chỉ định

Rút yêu cầu khởi tố

Rút đơn yêu cầu khởi tố phải dựa trên sự tự nguyện, không bị ép buộc, cưỡng bức của chính người yêu cầu khởi tố.
Hậu quả pháp lý của việc rút đơn yêu cầu khởi tố:

  • Đình chỉ vụ án: Chấm dứt mọi hoạt động tố tụng.
  • Người đã yêu cầu và rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu khởi tố lại, trừ trường hợp do bị ép buộc, cưỡng bức.

Khởi tố vụ án hình sự là việc cơ quan có thẩm quyền xác định có dấu hiệu tội phạm và ra Quyết định khởi tố vụ án hình sự để bắt đầu các hoạt động điều tra nhằm giải quyết vụ án hình sự. 

Trên thực tế, có nhiều hành vi có dấu hiệu của tội phạm nhưng không phải tất cả đều bị khởi tố. Trong một số trường hợp, việc khởi tố vụ án hình sự phụ thuộc vào yêu cầu của bị hại (hoặc người đại diện của bị hại). 

Các dịch vụ chính

Bài viết liên quan