Bị đánh gây thương tích thì cần làm gì? Xử lý theo hướng hình sự được không?
Dù là để trừng trị, răn đe kẻ đánh mình hay để đòi bồi thường thiệt hại có thể xử lý hành chính hoặc theo hướng hình sự, tùy vào tính chất, mức độ của hành vi, tỷ lệ tổn thương cơ thể. Việc giải quyết vụ việc theo hướng hình sự là phương án mà được hầu hết các bị hại lựa chọn, là phương án giải quyết đủ mạnh để răn đe, trừng phạt người có hành vi cố ý gây thương tích và yêu cầu bồi thường trong dân sự.
Tâm lý bình thường của người dân chúng ta, sợ dính dáng đến pháp luật, công an; nên quá trình giải quyết vụ việc, cũng như vấn đề bồi thường sẽ được giải quyết nhanh chóng với sự hợp tác của các bên. Hơn nữa, trong hình sự, nghĩa vụ chứng minh thuộc về phía cơ quan có thẩm quyền, do đó bị hại không cần phải chứng minh.
Một trong những nguyên tắc của pháp luật là “tránh hình sự hóa quan hệ dân sự, hành chính”, vì thế để có thể xử lý vụ việc theo hướng hình sự thì cần xem xét hành vi cố ý gây thương tích có dấu hiệu hình sự hay không, dựa trên các yếu tố, dấu hiệu sau:
+ Tính có lỗi (nhận thức, thái độ của người thực hiện hành vi): Là việc người thực hiện hành vi nhận thức được tính nguy hiểm của hành vi, thấy trước được hậu quả của hành vi và mong muốn hậu quả xảy ra.
+ Tính nguy hiểm cho xã hội: xâm phạm tới sức khỏe của con người.
Hậu quả: gây thương tích từ 11% trở lên dưới 11% trong các trường hợp: Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm; thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người; dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm; đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thau, người già yếu, ốm đau hoặc không có khả năng tự vệ; đối với người thân thích: ông, bà, cha, mẹ, thầy co giáo, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình; …
+ Được thực hiện bởi người từ đủ 16 tuổi trở lên.
Hướng xử lý đối với bị hại:
Bị hại trong trường hợp này có thể trực tiếp trình báo hoặc làm Đơn trình báo, Đơn tố giác gửi cơ quan công an cảnh sát điều tra nơi xảy ra sự việc.
Đơn tố giác, Đơn trình báo phải nêu được rõ chủ thể thực hiện hành vi (thông tin cá nhân), mô tả rõ hành vi (hành vi, công cụ, phương tiện thực hiện hành vi, …), hậu quả của hành vi (mô tả rõ thương tích, tổn thương cơ thể, tỷ lệ tổn thương cơ thể (nếu có), …).
Căn cứ vào kết quả giám định thương tật và các tình tiết khác để xác định xem có rơi vào trường hợp cần viết đơn yêu cầu khởi tố hay không? Để hiểu hơn về trường hợp này, mời quý độc giả đón đọc “Các trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu người bị hại” của Luật Minh Nghĩa để hiểu rõ hơn.
Lưu ý: trường hợp hai bên thỏa thuận được về bồi thường thiệt hại, mà không muốn truy cứu hình sự, không nên rút đơn vội, để giải quyết vấn đề bồi thường thiệt hại.
Với các trường hợp cụ thể, nên được tư vấn bởi luật sư để có phương án giải quyết tốt nhất cũng như tư vấn về trình tự, thủ tục giải quyết vụ việc; tư vấn, soạn thảo đơn tố giác, các văn bản có liên quan đủ thuyết phục để được giải quyết nhanh chóng.
Bồi thường dân sự trong vụ án hình sự
- Căn cứ bồi thường: Có sự xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền và lợi cish hợp pháp của người khác.
- Bị hại yêu cầu bồi thường thiệt hại.
- Các bên có thể thỏa thuận với nhau về mức bồi thường, phương thức bồi thường. Nếu không thỏa thuận được căn cứ vào quy định của pháp luật về thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm, bao gồm:
- Chi phí hợp lý cho việc chữa trị, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe
- Thu nhập thực tế bị mất/giảm sút
- Chi phí hợp lý/ phần thu nhập bị mất của người chăm sóc bệnh
- Nếu sau điều trị, mất khả năng lao động và cần người chăm sóc thì phải bồi thường khoản hợp lý cho người chăm sóc.
- Thiệt hại khác (nếu có).
- Bồi thường tổn thất tinh thần.