Luật An Trí Việt

Tư vấn lập dự án đầu tư

Những năm gần đây Việt Nam đang là quốc gia thu hút đầu tư nước ngoài mạnh mẽ, cùng với đó là nhu cầu mở rộng thị trường của các công ty có vốn đầu tư nước ngoài. Với đội ngũ những luật sư, chuyên gia tư vấn dày dạn kinh nghiệm, tốt nghiệp từ những cơ sở đào tạo danh tiếng, chúng tôi cam kết cung cấp tới khách hàng các dịch vụ tư vấn lập dự án đầu tư tốt nhất. Hiện tại thế mạnh của chúng tôi tập trung chủ yếu trong việc: Tìm kiếm địa điểm doanh nghiệp đặt dự án đầu tư, tư vấn thị trường, tư vấn nhu cầu sử dụng lao động ở các địa phương, tư vấn lên kế hoạch kinh doanh, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn cấp giấy chứng nhận đầu tư, cấp đăng ký doanh nghiệp cho nhà đầu tư nước ngoài..

Thủ tục lập dự án đầu tư là bước đầu để nhà đầu tư có thể thực hiện được ý định đầu tư của mình. Thủ tục lập dự án đầu tư tại Việt Nam bao gồm những nội dung cụ thể như sau:

1. Nội dung thẩm định tư vấn lập dự án đầu tư:

Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước phải được thẩm định về :

+ Sự phù hợp với quy hoạch phát triển ngành, lãnh thổ, quy hoạch xây dựng đô thị nông thôn;

+ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

+ Các ưu đãi hỗ trợ của nhà nước mà dự án dầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

+ Phương án công nghệ và quy mô sản xuất, công suất sử dụng;

+ Phương án kiến trúc, việc áp dụng quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng;

+ Sử dụng đất đai, tài nguyên, bảo vệ môi trường sinh thái, kế hoạch tái định cư (nếu có);

+ Phòng, chống cháy nổ, an toàn lao động và các vấn đề xã hội của dự án;

+ Các vấn đề rủi ro của dự án có thể xảy ra trong quá trình thực hiện làm ảnh hưởng đến hoạt động đầu tư;

+ Đánh giá tổng thể về tính khả thi của dự án.

+ Các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước, vốn tín dụng do

Nhà nước bảo lãnh còn phải thẩm định các điều kiện tài chính, giá cả, hiệu quả đầu tư và phương án hoàn trả vốn đầu tư của dự án.

2. Thẩm quyền thẩm định dự án đầu tư:

+ Đối với các dự án nhóm A :

+ Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì thẩm định có trách nhiệm lấy ý kiến của Bộ quản lý ngành, các Bộ, địa phương có liên quan. Tuỳ theo yêu cầu cụ thể đối với từng dự án, Bộ Kế hoạch và Đầu tư có thể mời các tổ chức và chuyên gia tư vấn thuộc các Bộ khác có liên quan để tham gia thẩm định dự án.

+ Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, tổ chức cho vay vốn thẩm định phương án tài chính và phương án trả nợ trước khi trình người có thẩm quyền quyết định đầu tư.

+ Đối với các dự án nhóm B, C sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dung do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước :

+ Người có thẩm quyền quyết định đầu tư sử dụng cơ quan chuyên môn trực thuộc đủ năng lực tổ chức thẩm định, có thể mời cơ quan chuyên môn của các Bộ, ngành khác có liên quan để thẩm định dự án:

+ Ủy ban Nhân dân Thành phố quyết định đầu tư nhóm B

+ Ủy ban Nhân dân các quận huyện quyết định các dự án đầu tư có mức vốn từ 5 tỷ đồng trở xuống, sử dụng nguồn vốn Ngân sách thành phố phân cấp cho Quận huyện quản lý.

+ Giám đốc Sở Kế hoạch và đầu tư phê duyệt các dự án đầu tư nhóm C sử dụng vốn ngân sách nhà nước

+ Giám đốc Sở Địa Chính – Nhà đất phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn cho thuê nhà sở hữu nhà nước

+ Giám đốc Sở Giao thông công chánh phê duyệt các dự án nhóm C sử dụng nguồn vốn bảo đảm giao thông.

3. Biện pháp thẩm định:

+ Sau khi tiếp nhận đủ hồ sơ hợp lệ, căn cứ vào từng loại dự án, cơ quan quyết định đầu tư thẩm định, đồng thời gởi công văn đến các sở ngành khi có nhu cầu cần xác định về nội dung có liên quan đến công tác thẩm định.

+ Các Sở Ban ngành có trách nhiệm xem xét và phát biểu ý kiến bằng văn bản gởi cho cơ quan thẩm định theo thời gian quy định.

+ Trong trường hợp nội dung dự án không phức tạp hoặc cơ quan thẩm định có đủ thông tin và điều kiện để đánh giá nội dung dự án, cơ quan thẩm định có thể không phải lấy ý kiến các ngành trong quá trình thẩm định nhưng phải nêu rõ việc này trong báo cáo thẩm định.

+ Trong quá trình thẩm định, nếu xét thấy cần thiết, cơ quan thẩm định được tổ chức họp tư vấn để thẩm định dự án.

4.  Thời gian thẩm định:

+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm A : thời hạn thẩm định không quá 60 ngày làm việc.

+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm B : thời hạn thẩm định không quá 25 ngày, trong đó thời gian thẩm định tại Sở Kế hoạch Đầu tư không quá 15 ngày làm việc.

+ Các dự án đầu tư thuộc nhóm C : thời hạn thẩm định không quá 15 ngày làm việc (gồm 7 ngày hỏi ý kiến các Sở ngành nếu có).

5. Nội dung Quyết định chủ trương đầu tư 

Nội dung quyết định đầu tư bao gồm :

+ Mục tiêu đầu tư;

+ Xác định chủ đầu tư;

+ Hình thức quản lý dự án;

+ Địa điểm, diện tích đất sử dụng, phương án bảo vệ môi trường và kế hoạch tái định cư và phục hồi (nếu có);

+ Công nghệ, công suất thiết kế, phương án kiến trúc, tiêu chuẩn kỹ thuật và cấp công trình;

+ Chế độ khai thác và sử dụng tài nguyên quốc gia (nếu có);

+ Tổng mức đầu tư;

+ Nguồn vốn đầu tư, khả năng tài chính và kế hoạch vốn của dự án;

+ Các ưu đãi, hỗ trợ của nhà nước mà dự án đầu tư có thể được hưởng theo quy chế chung;

+ Phương thức thực hiện dự án. Nguyên tắc phân chia gói thầu và hình thức lựa chọn nhà thầu. Dự án nhóm C phải lập ngay kế hoạch đấu thầu, dự án nhóm A, B có thể lập kế hoạch đấu thầu sau khi có quyết định đầu tư;

+ Thời gian xây dựng và các mốc tiến độ triển khai chính của dự án.

+ Thời hạn khởi công (chậm nhất), thời hạn hoàn thành đưa công trình vào khai thác sử dụng (chậm nhất);

+ Mối quan hệ và trách nhiệm các Bộ, ngành, địa phương có liên quan (nếu có).

6. Dịch vụ tư vấn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam của chúng tôi bao gồm:

–      Tư vấn toàn diện các vấn đề pháp lý và chính sách đầu tư tại Việt Nam;

–      Nghiên cứu và xem xét các hồ sơ do khách hàng cung cấp;

–      Sửa đổi, bổ sung các tài liệu không chính xác và/hoặc chuẩn bị các tài liệu mới để đáp ứng kịp yêu cầu về mặt thời gian theo quy định của pháp luật hiện hành;

–      Lập Hồ sơ xin đăng ký đầu tư và các hưởng ưu đãi đầu tư (nếu có);

–      Lập Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;

–      Tham gia đàm phán, xây dựng các Hợp đồng liên doanh, Hợp tác kinh doanh

–      Tư vấn pháp luật cho nhà đầu tư nước ngoài;

–      Tư vấn thủ tục cấp giấy chứng nhận hoạt động của chi nhánh, văn phòng đại diện cho công ty 100% vốn nước ngoài

–      Tư vấn và dịch vụ sau cấp phép đầu tư;

–      Tư vấn về thủ tục thuế, lao động, tài chính cho công ty;

–      Tư vấn các thủ tục liên quan khác đến việc triển khai dự án cho công ty;

7. Sau khi Tư vấn lập dự án đầu tư, Các công việc chúng tôi sẽ thực hiện.

–       Tiến hành nộp hồ sơ xin cấp / điều chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư của công ty;

–       Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết quả hồ sơ đã nộp hồ sơ công ty;

–       Nhận giấy chứng nhận đầu tư cho công ty;

–       Đăng ký khắc con Dấu;

Các dịch vụ chính

Bài viết liên quan