Đất đai và nhà ở là loại tài sản bất động sản, tức là tài sản không di chuyển được. Đất đai ở Việt Nam thuộc sở hữu toàn dân vì vậy chúng ta không thể có quyền sở hữu đất đai, tuy nhiên chúng ta lại có quyền chiếm hữu và sử dụng nó. Để ghi nhận các quyền cơ bản đó, nhà nước đã ban hành các loại văn bản giấy tờ để công nhận quyền của mỗi chủ thể đối với đất đai, nhà ở mà mình có quyền. Đó chính là Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ) hay còn gọi là Sổ đỏ. Sổ đỏ là một loại giấy tờ quan trọng, khẳng định quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của chủ sở hữu. Vậy để được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cần những thủ tục gì? Hồ sơ bao gồm những gì?… Để trả lời những câu hỏi đó, bài viết dưới đây sẽ phân tích chi tiết dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và nhà ở gắn liền với đất.
1. Cơ sở pháp lý
– Luật Đất đai số 45/2013/QH13 ngày 29/11/2013
– Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;
– Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 06/01/2017 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành luật đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai.
– Nghị định số 140/2016/NĐ-CP ngày 10/10/2016 của Chính phủ về lệ phí trước bạ;
– Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;
– Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính.
2. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất là gì?
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (GCNQSDĐ) là chứng thư pháp lý để Nhà nước xác nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất hợp pháp của người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và quyền sở hữu tài sản khác gắn liền với đất.
3. Dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
3.1. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất?
– Đơn đăng ký, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất theo mẫu số 04/ĐK ban hành kèm theo Thông tư 24/2014/TT-BTNMT;
– Một trong các loại giấy tờ về quyền sử dụng đất theo Điều 100 Luật Đất đai 2013, Điều 18 Nghị định 43/2014/NĐ-CP và khoản 16 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ-CP;
– Bản sao CMND, SHK của người đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế sử dụng đất phi nông nghiệp;
– Văn bản của người sử dụng đất đề nghị được miễn, giảm các khoản nghĩa vụ tài chính về đất đai (bản chính) và bản sao các giấy tờ chứng minh thuộc đối tượng được miễn, giảm theo quy định của pháp luật (nếu có).
3.2. Phí, lệ phí
a) Đối với tổ chức.
– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy:
+ Cấp quyền sử dụng đất: 920.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 910.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 1.200.000 đồng/hồ sơ.
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
+ Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 100.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 500.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng miễn nộp lệ phí:
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.
b) Đối với Hộ gia đình cá nhân.
– Phí thẩm định hồ sơ cấp Giấy:
+ Cấp quyền sử dụng đất: 520.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 510.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 790.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng miễn nộp phí:
– Hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Lệ phí cấp Giấy chứng nhận:
Đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã:
+ Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 50.000 đồng/hồ sơ.
Đối với các thị trấn còn lại:
+ Cấp quyền sử dụng đất hoặc quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 12.500 đồng/hồ sơ;
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 25.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng miễn nộp lệ phí:
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu tại các phường thuộc thành phố, phường và thị trấn thuộc thị xã được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.
3.3. Nộp hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất ở đâu?
– Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
4. Dịch vụ thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
Khi có sự thay đổi các thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất như sang tên đổi chủ, chỉnh sửa mốc giới đất, thay đổi địa chỉ trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, hay có nhu cầu làm lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất… thì chúng ta phải tiến hành thủ tục thay đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.
4.1. Hồ sơ cấp đổi thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất
– Đơn đề nghị cấp đổi Giấy chứng nhận theo Mẫu số 10/ĐK thông tư số 24/2014/TT-BTNMT;
– Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;
– Bản sao hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất thay cho bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp đối với trường hợp cấp đổi Giấy chứng nhận sau khi đo đạc lập bản đồ địa chính mà Giấy chứng nhận đã cấp đang thế chấp tại tổ chức tín dụng.
4.2. Phí, lệ phí
* Đối với tổ chức:
– Lệ phí đăng ký biến động: 30.000 đồng/hồ sơ;
– Phí cấp đổi Giấy:
+ Cấp quyền sử dụng đất: 920.000 đồng/hồ sơ.
+ Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 910.000 đồng/hồ sơ.
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 1.200.000 đồng/hồ sơ.
– Lệ phí cấp Giấy: 50.000 đồng/hồ sơ
Đối tượng miễn nộp phí:
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.
* Đối với Hộ gia đình, cá nhân:
– Lệ phí đăng ký biến động
+ Đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã: Lệ phí đăng ký: 28.000 đồng/hồ sơ.
+ Đối với các thị trấn, xã còn lại: Lệ phí đăng ký: 14.000 đồng/hồ sơ.
– Phí cấp đổi Giấy:
+ Cấp quyền sử dụng đất: 370.000 đồng/hồ sơ.
+ Cấp quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 370.000 đồng/hồ sơ.
+ Cấp quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất: 460.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng miễn nộp phí:
Miễn thu phí thẩm định hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Lệ phí cấp Giấy:
+ Đối với các phường thuộc thành phố Huế, phường thuộc thị xã: 20.000 đồng/hồ sơ;
+ Đối với các thị trấn, xã còn lại: 10.000 đồng/hồ sơ.
Đối tượng miễn nộp lệ phí:
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất đối với hộ nghèo, người cao tuổi (từ 60 tuổi trở lên), người khuyết tật, người có công với cách mạng, đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp đã được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở, giấy chứng nhận quyền sở hữu công trình xây dựng trước ngày Nghị định số 88/2009/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2009 của Chính phủ quy định việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất có hiệu lực thi hành (ngày 10 tháng 12 năm 2009) mà có nhu cầu cấp đổi giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với hộ gia đình, cá nhân ở nông thôn.
Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có hộ khẩu tại các phường thuộc thành phố, phường và thị trấn thuộc thị xã được cấp giấy chứng nhận ở nông thôn thì không được miễn lệ phí cấp giấy chứng nhận.
– Miễn nộp lệ phí cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất đối với trường hợp bồi thường bằng đất, giao đất tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp Nhà nước thực hiện thu hồi một phần thửa đất.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp người dân tự nguyện hiến đất theo các cuộc vận động của Nhà nước.
– Miễn nộp lệ phí chứng nhận đăng ký biến động về đất đai đối với trường hợp thay đổi diện tích, hình thể thửa đất do các tác động sạt lở tự nhiên.
4.3. Nộp hồ sơ cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất ở đâu?
– Tổ chức nộp hồ sơ tại Trung tâm Phục vụ Hành chính công tỉnh.
– Hộ gia đình, cá nhân nộp hồ sơ tại Trung tâm Hành chính công cấp huyện hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã nếu có nhu cầu.
5. Giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất là gì?
Hiểu thế nào về đất sử dụng chung, đất có nhiều người sử dụng? Dưới đây là khái niệm và thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất của Luật An Trí Việt:
5.1. Thửa đất sử dụng chung là gì?
Thửa đất có nhiều người chung quyền sử dụng đất, nhiều người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất thì Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất phải ghi đầy đủ tên của những người có chung quyền sử dụng đất, người sở hữu chung nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất và cấp cho mỗi người 01 Giấy chứng nhận; trường hợp các chủ sử dụng, chủ sở hữu có yêu cầu thì cấp chung một Giấy chứng nhận và trao cho người đại diện. (căn cứ khoản 2 điều 98 Luật Đất đai 2013).
5.2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đồng sở hữu nhà đất
– Hợp đồng chuyển nhượng nhà đất;
– CMND, Sổ hộ khẩu (của tất cả những người đồng sở hữu);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
– Giấy đăng ký kết hôn (nếu có);
– Giấy xác minh tình trạng hôn nhân (nếu chưa kết hôn);
– Tờ khai lệ phí trước bạ;
– Tờ khai thuế thu nhập cá nhân;
– Đơn xin đăng ký biến động đất đai;
– Sơ đồ vị trí nhà đất.
6. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và Giấy chứng nhận quyền sở hữu chung cư
6.1. Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà là gì?
Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà hay còn gọi là giấy hồng hay sổ hồng là một văn bản do cơ quan quản lý Nhà nước ở Việt Nam cấp cho chủ nhà xem như là chứng cứ hợp pháp và duy nhất xác định chủ quyền của một cá nhân, tổ chức đối với căn nhà của mình.
6.2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở
- Giấy phép xây dựng (GPXD) nhà ở đối với trường hợp phải xin GPXD.
- Hợp đồng mua bán nhà ở thuộc sở hữu nhà nước theo quy định tại Nghị định 61/CP;
- Giấy tờ về giao hoặc tặng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, nhà đại đoàn kết;
- Giấy tờ về sở hữu nhà ở do cơ quan có thẩm quyền cấp qua các thời kỳ mà nhà đất đó không thuộc diện Nhà nước xác lập sở hữu toàn dân theo Nghị quyết 23/2003/QH11 và Nghị quyết 55/2005/NQ-UBTVQH11;
- Giấy tờ về mua bán hoặc nhận tặng cho hoặc đổi hoặc nhận thừa kế nhà ở đã có chứng nhận của công chứng hoặc chứng thực của UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;
- Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế kể từ ngày 01/7/2006 thì phải có văn bản về giao dịch đó theo quy định của pháp luật về nhà ở.
- Trường hợp nhà ở do mua của doanh nghiệp đầu tư xây dựng để bán thì phải có hợp đồng mua bán nhà ở do hai bên ký kết.
- Bản án hoặc quyết định của TAND hoặc giấy tờ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết được quyền sở hữu nhà ở đã có hiệu lực pháp luật;
- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) mà trên giấy tờ đó ghi tên người khác thì phải có một trong các giấy tờ về mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 có chữ ký của các bên có liên quan và phải được UBND cấp xã xác nhận;
- Trường hợp nhà ở do mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở trước ngày 01/7/2006 mà không có giấy tờ về việc đã mua bán, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở có chữ ký của các bên có liên quan thì phải được UBND cấp xã xác nhận về thời điểm mua, nhận tặng cho, đổi, nhận thừa kế nhà ở đó.
- Trường hợp người đề nghị chứng nhận quyền sở hữu nhà ở có một trong những giấy tờ quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) Khoản này mà hiện trạng nhà ở không phù hợp với giấy tờ đó thì phần nhà ở không phù hợp với giấy tờ phải được UBND cấp xã xác nhận như quy định tại Điểm h Khoản này;
- Trường hợp cá nhân trong nước không có một trong những giấy tờ quy định tại các mục (1), (2), (3), (4), (5), (6) này thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở đã hoàn thành xây dựng trước ngày 01/7/2006, được xây dựng trước khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng hoặc phải phù hợp quy hoạch đối với trường hợp xây dựng sau khi có quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch chi tiết xây dựng đô thị, quy hoạch điểm dân cư nông thôn theo quy định của pháp luật.
- Trường hợp nhà ở hoàn thành xây dựng kể từ ngày 01/7/2006 trở về sau thì phải có giấy tờ xác nhận của UBND cấp xã về nhà ở không thuộc trường hợp phải xin GPXD và đáp ứng điều kiện về quy hoạch như trường hợp nhà ở xây dựng trước ngày 01/7/2006.
- Trường hợp nhà ở thuộc đối tượng phải xin GPXD mà không xin phép thì phải có giấy tờ của cơ quan quản lý về xây dựng cấp huyện chấp thuận cho tồn tại nhà ở đó.
6.3. Hồ sơ đăng ký, cấp tại Giấy chứng nhận quyền sở hữu căn hộ chung cư
– Đơn đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Hợp đồng về chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua bán nhà ở, công trình xây dựng theo quy định của pháp luật; hoặc văn bản chuyển nhượng hợp đồng mua bán căn hộ chung cư có xác nhận của chủ đầu tư;
– Biên bản bàn giao nhà, đất, công trình xây dựng;
– Biên bản thanh lý hợp đồng;
– Sơ đồ kỹ thuật/giấy hoàn công nhà nếu chủ đầu tư chưa nộp trên Sở tài nguyên và môi trường;
– Hóa đơn xác nhận đã thanh toán;
– Bản sao có công chứng các loại giấy tờ của người mua: Chứng minh nhân dân; Sổ hộ khẩu; Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng hôn nhân;
– Tờ khai lệ phí trước bạ.
7. Đơn xin xác nhận nhà trên đất là gì?
Đơn xác nhận quyền sở hữu nhà đất là loại giấy tờ được cá nhân sử dụng khi cần xác nhận sở hữu nhà ở trên một mảnh đất nhất định. Đồng thời, hồ sơ cấp giấy chứng nhận nhà ở sẽ là cơ sở để cơ quan, đơn vị có thẩm quyền giải quyết các thủ tục cấp giấy chứng nhận nhà ở cho họ theo quy định của pháp luật.
Mẫu đơn:
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
………, ngày … tháng …năm …
ĐƠN XIN XÁC NHẬN CÓ NHÀ Ở TRÊN ĐẤT
Kính gửi: Ủy ban nhân dân xã/phường………………………;
Tôi là: ………………………………………………………………Sinh ngày: ………………….
CMND/CCCD số: …………………. Cấp ngày: ………………. Nơi cấp:………………………
Hộ khẩu thường trú: ……………………………………………………………………………….
Nơi ở hiện tại: ………………………………………………………………………………………
Có ngôi nhà được xây dựng trên mảnh đất tại địa chỉ: ……………………………………………
……………………………………………………………………………………………………
Ngôi nhà trên do tôi (nhận chuyển nhượng/xây dựng): ………………. và ở từ ngày …tháng … năm … đến nay.
Ngôi nhà có diện tích là …..m2, trong đó chiều dài : … m2, chiều rộng: …m2.
* Sơ đồ nhà như sau:
+ Phía Đông giáp:…………………………………………………………………………………..
+ Phía Tây giáp: ……………………………………………………………………………………
+ Phía Nam giáp: …………………………………………………………………..………………
+ Phía Bắc giáp: …………………………………………………………………………………….
Ngôi nhà của tôi được sử dụng ổn định, lâu dài, không có tranh chấp, không thuộc diện quy hoạch phải di dời và không phải là nhà lấn chiếm do xây dựng trái phép.
Tôi làm đơn này kính đề nghị UBND xã/ phường ……………….. xác nhận: tôi có nhà ở trên đất tại địa chỉ: ………….để (nêu lý do muốn xin xác nhận)………………
Tôi cam đoan những thông tin tôi trình bày ở trên là đúng sự thật và xin chịu mọi trách nhiệm trước pháp luật.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xác nhận của UBND xã/phường | Người làm đơn (Ký và ghi rõ họ tên) |
8. Quy trình xin cấp Giấy phép mạng xã hội của An Trí Việt
B1: Tiếp nhận thông tin, tư vấn miễn phí cho khách hàng;
B2: Soạn thảo và hoàn thiện hồ sơ cho Khách hàng;
B3: Nộp hồ sơ;
B4: Theo dõi quá trình xử lí hồ sơ;
B5: Nhận hồ sơ, thông báo và trả kết quả thành công cho Khách hàng.
Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH An Trí Việt:
1) Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tuy nhiên, quý vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
2) Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH An Trí Việt qua Tổng đài tư vấn pháp luật:
E-mail *: antrivietlaw@gmail.com. Hotline (: 02485.889.777 hoặc 0968.589.845